Cẩm nang hướng dẫn kỹ thuật lái xe an toàn.

Quy trình và lịch bảo dưỡng xe ô tô TIÊU CHUẨN từ A-Z

0 174

Bạn đang sở hữu xe ô tô sau một thời gian vận hành thì việc bảo dưỡng xe là điều rất cần thiết vì sau một thời gian sử dụng, chắc chắn chiếc xe của bạn sẽ gặp nhiều vấn đề như: hiệu suất giảm, tiêu hao nhiều nhiên liệu, phanh không ăn, lốp bị mài mòn nhiều,… Nếu lúc này bạn không thực hiện bảo dưỡng thì sẽ tiềm ẩn rất nhiều mối nguy hiểm khi sử dụng xe.

Vì thế, việc bảo dưỡng xe ô tô định kỳ đem lại cho chiếc xe của bạn nhiều lợi ích như:

  • Duy trì hiệu suất tối đa cho xe: Để đạt hiệu suất cao nhất, xe của bạn cần phải được thay dầu và bộ lọc định kỳ. Bởi sau một thời gian chạy, lượng dầu trong xe cạn dần hoặc bám bụi, cặn bẩn khiến động cơ hoạt động không trơn tru, êm ái nữa.
  • Giúp kéo dài tuổi thọ của xe: Bảo dưỡng xe định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm các vấn đề, hư hỏng để có biện pháp khắc phục kịp thời và chắc chắn sẽ giúp tuổi thọ của xe tăng lên đáng kể.
  • Tăng giá trị của xe khi bán: Sau mỗi lần bảo dưỡng, chiếc xe của bạn sẽ được vệ sinh, tân trang và làm mới từ nội thất đến ngoại thất, các bộ phận bên trong xe cũng hoạt động ổn định hơn. Vì vậy mà giá trị của chiếc xe cũng được giữ vững, không xuống cấp nhiều lần.
  • Giúp tiết kiệm cũng như giảm chi phí sửa chữa, thay thế: Bảo dưỡng định kỳ giúp cho việc phát hiện lỗi và hư hỏng sớm hơn, dễ dàng khắc phục và hạn chế tối đa việc lây lan sang các bộ phận khác.
  • Đảm bảo an toàn khi lái xe: Các kỹ thuật viên sẽ kiểm tra và tìm ra những vấn đề hư hỏng đang tiềm ẩn bên trong xe của bạn, từ đó có thể sửa chữa và khắc phục kịp thời, đảm bảo xe luôn vận hành ổn định và an toàn nhất.

Thông thường lịch bảo dưỡng ô tô phân ra nhiều cấp khác nhau dựa theo số km di chuyển như: 5000km, 10.000km, 20.000km, 40.000km….Tuy nhiên, tuỳ từng loại xe sẽ có lịch bảo dưỡng khác nhau. Bạn có thể tìm kiếm thông tin này trong sách hướng dẫn kèm theo xe.

Theo khuyến cáo của hãng xe, hầu hết các dòng xe đều cần chú trọng đến việc bảo dưỡng định kỳ. Cụ thể, lái xe nên chú ý đến lịch bảo dưỡng như sau:

Bảo dưỡng ô tô mốc 5.000km

  • Vệ sinh thổi bụi khoang máy
  • Thay dầu máy
  • Vệ sinh lọc gió động cơ
  • Vệ sinh lọc gió điều hòa

Mức 5.000 km là mốc bảo dưỡng đầu tiên. Ở lần bảo dưỡng này, xe sẽ được kiểm tra xem có ổn định hay không. Sau đó tiến hành thay dầu máy bởi dầu lần đầu có thể bị dính nhiều vụn kim loại từ các bộ phận trên xe. Ngoài ra, các bộ phận khác cũng được kiểm tra và vệ sinh như: thay dầu, kiểm tra lọc dầu máy, đệm bulong xả dầu máy (nếu có)…

Bảo dưỡng xe ô tô mốc 10.000km

  • Vệ sinh thổi bụi khoang máy
  • Thay dầu máy
  • Vệ sinh lọc gió động cơ
  • Vệ sinh lọc gió điều hòa
  • Thay lọc dầu
  • Đảo lốp
  • Kiểm tra góc đặt bánh xe
  • Vệ sinh hệ thống bôi trơn bằng dung dịch, đổ dung dịch dưỡng bảo vệ hệ thống

Ở mức bảo dưỡng này, ngoài việc thay dầu thì xe cũng cần thay cả lọc dầu. Bởi lọc dầu là nơi ngăn cản các chất bẩn trước khi dầu vào động cơ, vì vậy cặn bẩn bám ở lọc dầu là chủ yếu.

Sau mỗi 10.00km thì các bạn cũng nên thay luôn lọc dầu một lần để đảm bảo dầu đi đến các bộ phận trên xe được sạch nhất, giúp quá trình vận hành trơn tru và êm ái của động cơ. Ngoài thay dầu và lọc dầu thì ở cấp này các kỹ thuật viên cũng sẽ kiểm tra thêm tình trạng lốp, kiểm tra và vệ sinh hệ thống nhiên liệu, súc rửa động cơ…

Bảo dưỡng xe ô tô mốc 20.000km

  • Vệ sinh thổi bụi khoang máy
  • Thay dầu máy
  • Vệ sinh lọc gió động cơ
  • Vệ sinh lọc gió điều hòa
  • Thay lọc dầu
  • Đảo lốp
  • Bảo dưỡng phanh
  • Kiểm tra góc đặt bánh xe
  • Vệ sinh hệ thống bôi trơn bằng dung dịch, đổ dung dịch dưỡng bảo vệ hệ thống
  • Vệ sinh dàn lạnh điều hòa bằng dung dịch, đổ dung dịch vệ sinh hệ thống điều hòa
  • Vệ sinh họng hút bướm ga, van không tải

Sau 20.000 km các bộ lọc như lọc dầu, lọc gió điều hòa, lọc gió động cơ,… sẽ đều bị bám bẩn khá nhiều. Ở mức này xe của bạn sẽ được thay thế lọc mới, đảm bảo hoạt động cho động cơ đồng thời tiết kiệm nhiên liệu tốt hơn.

Lần bảo dưỡng này, xe của bạn cũng sẽ được vệ sinh hệ thống điều hòa, dàn lạnh, đảo lốp, cân bằng động, cân chỉnh góc đặt bánh xe…

Bảo dưỡng xe ô tô mốc 40.000km

  • Vệ sinh thổi bụi khoang máy
  • Thay dầu máy
  • Thay lọc gió động cơ
  • Thay lọc gió điều hòa
  • Thay lọc dầu
  • Đảo lốp
  • Bảo dưỡng phanh
  • Thay dầu phanh
  • Thay dầu lái
  • Thay dầu số
  • Thay dầu cầu
  • Thay nước làm mát
  • Thay lọc nhiên liệu
  • Thay dây curoa động cơ
  • Kiểm tra góc đặt bánh xe
  • Vệ sinh hệ thống bôi trơn bằng dung dịch, đổ dung dịch dưỡng bảo vệ hệ thống
  • Vệ sinh dàn lạnh điều hòa bằng dung dịch, đổ dung dịch vệ sinh hệ thống điều hòa
  • Vệ sinh họng hút bướm ga, van không tải
  • Vệ sinh hệ thống kim phun, buồng đốt, đổ dung dịch dưỡng bảo vệ hệ thống nhiên liệu, kim phun buồng đốt
  • Bảo dưỡng máy đề

Các công việc cần thực hiện trong lần bảo dưỡng 40.000 km sẽ tương tự cấp 20.000 km nhưng cần lưu ý: thay lọc nhiên liệu, dầu phanh, dầu vi sai, dầu ly hợp, thay dầu hộp số, dầu trợ lực, dây cua roa, nước mát, bảo dưỡng máy đề, máy phát, họng hút bướm ga, tu bô tăng áp…

Bảo dưỡng ô tô mốc 80.000km

  • Vệ sinh thổi bụi khoang máy
  • Thay dầu máy
  • Thay lọc gió động cơ
  • Thay lọc gió điều hòa
  • Thay lọc dầu
  • Đảo lốp
  • Bảo dưỡng phanh
  • Thay dầu phanh
  • Thay dầu lái
  • Thay dầu số
  • Thay dầu cầu
  • Thay nước làm mát
  • Thay lọc nhiên liệu
  • Thay dây curoa động cơ
  • Kiểm tra góc đặt bánh xe
  • Vệ sinh hệ thống bôi trơn bằng dung dịch, đổ dung dịch dưỡng bảo vệ hệ thống
  • Vệ sinh dàn lạnh điều hòa bằng dung dịch, đổ dung dịch vệ sinh hệ thống điều hòa
  • Vệ sinh họng hút bướm ga, van không tải
  • Vệ sinh hệ thống kim phun, buồng đốt, đổ dung dịch dưỡng bảo vệ hệ thống nhiên liệu, kim phun buồng đốt
  • Bảo dưỡng máy đề
  • Thay bugi

Sau một khoảng thời gian hoạt động khá dài, xe của bạn cần thay thế các loại dầu và dung dịch làm mát. Bên cạnh đó đây cũng là thời điểm cần xem xét đến việc thay thế các bộ phận như má phanh, bugi,… kiểm tra các vấn đề liên quan đến lốp, động cơ, kiểm tra và thay thế các loại phớt đầu trục cơ, phớt bơm dầu, phớt cam, bi tỳ dây curoa, bi tăng dây curoa cam…

Bảo dưỡng xe ô tô mất bao lâu?

Thời gian bảo dưỡng ô tô sẽ phụ thuộc vào các cấp bảo dưỡng, cụ thể như sau:

  • Thời gian bảo dưỡng ô tô mốc 5.000 km từ 40 – 50 phút. Đây là mốc bảo dưỡng sớm nhất và cũng có thời gian ngắn nhất. Bởi trong lần bảo dưỡng này, kỹ thuật viên sẽ kiểm tra đơn giản các bộ phận như: hệ thống phanh, hệ thống điều hòa, lọc gió, vệ sinh thổi bụi khoang động cơ, ắc quy, thay dầu máy, bình xăng, lốp,…
  • Thời gian bảo dưỡng ô tô mốc 10.000 km từ 1h20 phút – 1h30 phút. Ở mốc bảo dưỡng này cần thời gian lâu hơn bởi ngoài các công việc giống mốc 5.000 km thì kỹ thuật viên cần phải kiểm tra và bảo dưỡng thêm các bộ phận khác như: thay dầu – lọc dầu, vệ sinh hệ thống nhiên liệu, dung dịch súc rửa động cơ,…
  • Thời gian bảo dưỡng ô tô mốc 20.000 km từ 1h45 phút – 2h. Ngoài các hạng mục tương tự cấp bảo dưỡng 10.000 km thì ở cấp này, xe cần phải vệ sinh giàn lạnh, đảo lốp, cân bằng động, cân chỉnh góc đặt bánh xe,… nên thời gian sẽ dài hơn.
  • Thời gian bảo dưỡng ô tô mốc 40.000 km khoảng 4h. Từ mốc 40.000 km trở lên thì thời gian bảo dưỡng sẽ dài hơn nhiều. Bởi lúc này xe đã chạy được một quãng đường dài, cần kiểm tra cẩn thận và tỉ mỉ hơn với từng bộ phận. Ngoài việc thay thế và sửa chữa các bộ phận như trên thì chúng ta cần thay mới các loại sau: dầu trợ lực, dầu hộp số, dầu phanh, lọc nhiên liệu, dây cuaroa,…
  • Thời gian bảo dưỡng ô tô mốc 80.000km từ 6h – 7h. Đây là mốc bảo dưỡng tốn nhiều thời gian nhất bởi chúng ta cần kiểm tra, bảo dưỡng và thay thế nhiều chi tiết, bộ phận nhất như: bảo dưỡng máy đề, góc đặt bánh xe, hệ thống động cơ, bugi, điều hòa,…

Các cấp bảo dưỡng từ 40.000 km trở lên thường có thời gian bảo dưỡng dài gấp đôi, gấp ba các cấp bảo dưỡng trước đó.

Thời gian bảo dưỡng ô tô sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: cấp bảo dưỡng, tình trạng thực tế của xe, dòng xe – hãng xe…

Thời gian bảo dưỡng theo các cấp ở trên chỉ là thời gian dự tính (mang tính chất tham khảo) vì thực tế còn thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như:

  • Tình trạng thực tế của xe
  • Loại xe – dòng xe
  • Thời điểm bảo dưỡng
  • Khả năng đáp ứng của từng gara khác nhau sẽ khác nhau.

Bình luận bài viết

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.